Một số kĩ thuật kích thích lộc vừng ra hoa

       Cây Lộc vừng được người chơi cây kiểng đặc biệt quan tâm và ưa chuộng vì cái tên cây ứng với Lộc tạo nhiều may mắn. Nếu cây Lộc vừng ra hoa thì tạo nên niềm tin thịnh vượng phát lộc phát tài.Cây Lộc vừng trồng dưới đất tự nhiên thì một năm ra hoa 2 lần, một lần vào giữa năm và một lần vào cuối năm. Như vậy việc kích thích cây Lộc vừng ra hoa đúng dịp Tết cũng có thể thực hiện được.
Để kích thích cây Lộc vừng ra hoa cần lưu ý các điều kiện sau:
Cây Lộc vừng
Cây Lộc vừng có ý nghĩa mang sự may mắn đến cho mọi nhà
1. Về chế độ ánh sáng :
Nếu trồng cây Lộc vừng dưới đất cần trồng nơi có nhiều ánh sáng, có thể trồng nơi ven bờ sông hồ, cây Lộc vừng sẽ ra hoa tự nhiên không cần xử lý kích thích, loài cây Lộc vừng có lá tròn nhỏ ( thường có xuất xứ từ miền Trung trở ra Bắc) sẽ siêng có hoa hơn  cây Lộc vừng có lá dài to ( còn gọi là cây Chiếc hay cây Mực ).
Trường hợp trồng cây Lộc vừng trong chậu thì đặt cây nơi có đầy đủ ánh sáng không bị che bóng. Cây trong chậu sẽ rất khó ra hoa do điều kiện dinh dưỡng kém nên thường xuyên bón phân hữu cơ hoai mục và DAP để cây sinh trưởng tốt.
2. Chọn thời điểm kích thích ra hoa:
Thời gian từ khi kích thích đến khi ra hoa là 03 tháng, khi thấy cây Lộc vừng có bộ tán lá xanh tốt thì bắt đầu xử lý kích thích ra hoa.
Ví dụ : Để canh cây Lộc vừng ra hoa vào dịp Tết thì chọn đầu tháng 9 âm lịch bắt đầu kích thích ra hoa.
3. Lựa chọn cách kích thích ra hoa:
Có hai cách để kích thích cây Lộc vừng ra hoa
Làm cho cây sinh trưởng trong điều kiện ngập nước:
 Dùng đất bít lỗ thoát nước dưới đáy chậu xong đổ nước vào chậu cho nước ngập một phần rễ cây khoảng 30 %. Sau một tháng khi cây vừa quen với tình trạng rễ ngập nước thì thoát nước ra, lúc này bắt đầu phun KNO3 kết hợp vitamin B1 liều lượng 100 gam KNO3 + 12 ml B1 cho bình 8 lít nước phun ướt toàn bộ tán lá cây ( lúc chiều mát).Thời gian phun là 3 lần cách nhau 7-10 ngày.Tưới nước vừa đủ, khi thấy cây Lộc vừng phún chồi lá thì mới tưới nhiều.
Siết nước tưới kết hợp lặt bỏ lá cây:
 Khi cây Lộc vừng sinh trưởng tốt, để giúp cây chuyển sang giai đoạn phân hóa mầm hoa thì bắt đầu cắt nước không tưới hoàn toàn trong thời gian 5- 7 ngày, khi thấy lá cây có dấu hiệu vàng héo thì tưới nhẹ vùa đủ ẩm, sau đó lặt bỏ hết lá trên cây. Dùng KNO3 và vitamin B1 với liều lượng 120 g KNO3 + 12 ml B1 pha trong bình 8 lít nước phun ướt toàn bộ tán cây ( lúc chiều mát).Phun 3 lần cách nhau 7- 10 ngày.Khi thấy cây phun lá non thì tưới nước đầy đủ.
Để cây Lộc vừng ra hoa bền và lâu cần bón thêm phân hạt NPK 5-15-25 TE rải xung quanh đất gốc cây, xong dùng đất lấp lại.
Liều lượng sử dụng:
Cây trong chậu nhỏ ( Đường kính chậu từ 60 – 80 cm) 1 muỗng canh cho một lần bón
Cây trung bình  ( Đkính chậu 100 – 120 cm) : 2 muỗng canh cho một lần bón
Cây to ( Đkính chậu > 120 cm): 3 muỗng canh cho một lần bón.
<Nguồn: Sưu tầm>
Read more…

Ý nghĩa và cách trồng cây lan ý

        Bên cạnh nhu cầu về công việc với thu nhập ổn định, con người còn có nhu cầu về môi trường sống rất cao. Ai cũng muốn được làm việc và sinh hoạt trong một môi trường lành mạnh, hiện đại, không bị ô nhiễm. Tuy nhiên điều đó sẽ khó được thực hiện tại những thành phố lớn, nơi mà tốc độ đô thị hoá và sự gia tăng về ô nhiễm ngày một cao. Chính vì vậy cây cảnh trong nhà đã được đề xuất lên như một giải pháp điều hoà không khí và làm gia tăng sự hài lòng của con người về cuộc sống. Bài viết ngày hôm nay sẽ giới thiệu tới các bạn vài nét về cây lan ý và cách trồng, chăm sóc loài cây đặc biệt này.

Read more…

Một số lưu ý khi muốn đặt cây cảnh trong nhà

         Cuộc sống gắn với thiên nhiên là mong muốn của hầu hết những người sống ở thành thị, nơi mà đất được ưu tiên dành cho nhà cửa và đường sá. Tốc độ đô thị hoá cao đã làm tăng dân cư đột biến ở những thành phố lớn, đồng thời thu hẹp những khoảng cây xanh khiến cho không khí thành thị ngày càng trở nên ngột ngạt và ô nhiễm bởi khói bụi. Mong muốn có cho mình một không gian sống trong lành và thoải mái, nhiều người đã tìm tới cây cảnh như một cứu tinh cho không khí ô nhiễm, đồng thời góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp của ngôi nhà. Cây cảnh không chỉ làm đẹp và làm sạch không khí mà còn mang trên mình ý nghĩa phong thuỷ. Vì thế khi muốn đặt cây cảnhtrong nhà, bạn nên tham khảo vài điều lưu ý sau đây.

Read more…

Cách bón phân và thay chậu cho cây cảnh

         
 Cây cảnh sẽ phát triển chậm nếu không được bón phân đều đặn sau khi đã mọc rễ đầy chậu. Việc bón phân đều đặn là điều kiện tất yếu để cây có thể mọc khỏe và tạo ra được dáng vẻ xinh đẹp. Hầu hết các loại chậu cảnh cần được bón phân theo một chu kỳ cách nhau từ 10 đến 14 ngày. Các chậu hoa cần thiết được duy trì tốt chế độ phân bón trong thời gian trổ hoa.
     Cách bón phân cho cây cảnh thông thường nhất là hòa tan và pha lẫn các loại phân bón trong một dung dịch nước sạch và hơi ấm. Cần theo đúng hàm lượng chỉ dẫn của nhà sản xuất. Trước khi tưới phân vào, phải kiểm tra để đảm bảo là chậu cây đang đủ ẩm. Điều này cho phép phân bón được hấp thụ nhanh và đồng đều. Chỉ nên pha trộn lượng phân vừa đủ dùng một lần và đừng bao giờ cất giữ lại. Dùng riêng một thùng chứa để pha trộn phân bón và không dùng nó cho bất cứ mục đích nào khác. Nếu có sử dụng đến các hóa chất, phải đảm bảo cất giữ chúng một cách tuyệt đối an toàn.
     Sử dụng các loại phân bón dạng que và dạng viên là cách làm dễ dàng, nhanh chóng và sạch sẽ hơn. Phân dạng que được ấn sâu vào trong long đất, cách thành chậu khoảng 1 cm. Phân dạng viên cũng được cho vào đất trồng ở vị trí tương tự. Có thể sử dụng một dụng cụ chuyên dùng để cho các viên phân bón vào chậu mà không cần thiết phải làm bẩn tay. Các loại phân dạng que và dạng viên cung cấp dinh dưỡng cho cây cảnh trong một thời gian dài, nhưng có nhược điểm là làm cho rễ cây cảnh có khuynh hướng tập trung chen chúc quanh vị trí có phân.
     Thay chậu
     Khi cây cảnh cần thay chậu, cần lưu ý việc kết hợp dùng chậu plastic với đất trồng được pha trộn từ than bùn hoặc dùng chậu đất nung với đất trồng được pha trộn từ đất màu, tùy theo nhu cầu thích hợp cho loại cây cảnh. Với chậu bằng đất nung, cần ngâm nước trong khoảng 24 giờ trước khi dùng để đảm bảo chậu sẽ không rút mất nhiều nước trong đất trồng.
     Chậu trồng có thể có nhiều cỡ đa dạng với đường kính từ 6 cm cho đến 38 cm, nhưng chỉ nên dùng 5 cỡ chậu là: 6 cm, 8 cm, 13 cm, 18 cm và 25 cm.
     Khi thay một chậu cây, chỉ nên chọn loại chậu lớn hơn ở cỡ tiếp theo. Chẳng hạn, một chậu 6 cm đường kính sẽ được thay bằng chậu có đường kính 8cm. Điều cần nhớ nữa là phải có một khoảng cách thích hợp từ bề mặt đất trồng lên mép cao nhất của chậu, để đảm bảo cây cảnh nhận được lượng nước thỏa đáng trong mỗi lần tưới. Chậu càng lớn thì khoảng cách này cũng càng phải lớn hơn. Cỡ chậu từ 6-13 cm cần có khoảng cách từ mặt đất trồng lên thành chậu là 1 cm. Cỡ chậu 14-19 cm cần khoảng cách là 2 cm. Cỡ chậu từ 20-23 m cần khoảng cách là 2,5 cm. Và cỡ chậu từ 25-30 cm cần khoảng cách là 3,5 cm.
     Thay mặt đất
     Với những chậu cây cảnh quá lớn, bạn không thể thay sang một chậu khác, đơn giản là vì không thể lấy chúng ra khỏi chậu. Trong trường hợp này, cần phải định kỳ thay lớp đất mặt cho chậu cây, thong thường là mỗi năm một lần vào mùa xuân.
     Loại bỏ hoàn toàn khoảng 2,5 cm đến 3,5 cm đất mặt trong chậu và thay bằng một lớp đất trồng mới với đầy đủ lượng phân bón cần thiết. Trong khi lấy lớp đất cũ ra, chú ý không làm hại bộ rễ cây. Khi cho đất mới vào, nhớ chừa lại một khoảng cách thích hợp từ mặt đất lên vành chậu để có thể tưới đủ nước cho cây.
<Nguồn: Sưu tầm>
Read more…

Gửi tin nhắn SMS miễn phí

1. Gửi tin SMS Vina

Read more…