Home » Archives for tháng 9 2013
10 loại cây cảnh giải độc khí trong nhà
Chúng cũng nhả ra các hóa chất lành mạnh, làm sạch lại không khí. Nếu bạn muốn cải thiện điều kiện sống trong nhà, nên trồng những "chiếc máy hút bụi" tự nhiên sau:
1. Hoa cúc
2. Hoa đồng tiền
3. Hoa đỗ quyên
4. Nha đam
5. Cây nhện
6. Cây lưỡi hổ
7. Vạn niên thanh
8. Cây thường xuân
9. Cây cọ cảnh
10. Cây huệ bình (lan Ý)
Vì các loài cây hấp thụ hóa chất từ đất, nên chúng sẽ làm việc tốt nhất khi các lá dưới cùng được xén bỏ, để lộ ra bầu đất.
Read more…
1. Hoa cúc
Trong khi hầu hết các loại cây cảnh có tác dụng lọc sạch không khí không phải là cây có hoa, thì hoa cúc là một ngoại lệ. Chúng có tác dụng tốt nhất trong việc loại bỏ benzen - hóa chất dùng trong nhiều loại bột giặt, hồ dán, nhựa, sơn. Loài hoa này cần ánh mặt trời, vì thế hãy đặt chúng gần cửa sổ. Cũng vì là cây có hoa, nên nó không thể sống quanh năm như các loại cây cảnh trong nhà khác.
2. Hoa đồng tiền
Là biểu tượng của mùa xuân. Chúng cũng rất hữu ích trong việc lọc khí benzen - thường có mặt trong nhiều loại sơn. Vì thế, nếu bạn vừa sơn lại phòng, nên đặt một chậu hoa đồng tiền để loại bỏ các hạt benzen lơ lửng trong không khí.
3. Hoa đỗ quyên
Trong khi hoa đồng tiền là lựa chọn cho mùa xuân, thì đỗ quyên có thể là lựa chọn tốt nhất cho mùa thu, vì chúng thích hợp với nhiệt độ mát mẻ. Chúng hấp thụ chủ yếu formaldehyde - tìm thấy trong nhiều loại vật liệu dán tường, lớp cách nhiệt. Vì thế, hoa đỗ quyên là lựa chọn tốt cho gian bếp.
4. Nha đam
Nha đam nổi tiếng nhất với khả năng làm lành vết thương. Gel trong lá cây này có thể làm dịu vết bỏng, vết cắt, vết côn trùng đốt và các dạng kích ứng da khác. Nhưng nó còn có tác dụng làm sạch không khí. Nha đam dễ dàng hấp thu benzen và formaldehyde. Cây mọc tốt khi có nắng, vì vậy hãy để nơi cửa sổ có nắng chiếu tới.
5. Cây nhện
Lá cây có khả năng hấp thu mạnh mẽ benzen, formaldehyde, CO và xylene - một hóa chất sử dụng nhiều trong công nghiệp da và cao su. Cây chịu được khắc nghiệt, thích hợp với bạn nào không có nhiều thời gian chăm sóc.
6. Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ rất quen thuộc, và thực sự sẽ gây ngộ độc nếu bạn ăn vào. Ngược lại, nó cũng có tác dụng giải độc, vì lọc được các khí như formaldehyde. Cây dễ sống, do vậy phù hợp với người ít có thời gian chăm sóc. Vì formaldehyde bay hơi chủ yếu từ các sản phẩm vệ sinh cá nhân, nên cây lưỡi hổ sẽ có hiệu quả nhất khi đặt trong nhà tắm.
7. Vạn niên thanh
Cây không cần nhiều ánh sáng mặt trời, mà lá vẫn có thể xanh ngay cả khi bạn đặt trong bóng râm. Vì thế, cây phù hợp để đặt ở phòng không có nhiều ánh sáng. Nó hấp thụ formaldehyde rất tốt.
8. Cây thường xuân
Mặc dù loài cây này lọc được formaldehyde, nó cũng có thể làm sạch không khí có mùi xú uế. Cây cần ánh sáng, vì thế nên đặt ở cửa sổ của nhà tắm.
9. Cây cọ cảnh
Cây lọc được cả benzen và formaldehyde cũng như trichloroethylene - hóa chất dùng trong quá trình giặt khô. Vì thế, nó thích hợp để đặt trong phòng giặt khô, hoặc phòng có nhiều đồ có thể giải phóng formaldehyde, chẳng hạn phòng ngủ hoặc phòng khách.
10. Cây huệ bình (lan Ý)
Loài cây này đứng đầu bảng trong danh sách các loài cây lọc sạch không khí của cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA). Không chỉ hấp thụ formaldehyde, benzen và trichloroethylene, nó còn hấp thụ cả xylene và toluene - hóa chất tìm thấy trong dầu hỏa. Cây sống được trong bóng râm và chỉ cần tưới nước tuần một lần, vì thế là lựa chọn tốt cho những người không có thời gian. Vì hấp thụ được nhiều hóa chất, nên nó có thể đặt ở bất cứ đâu trong nhà.
Vì các loài cây hấp thụ hóa chất từ đất, nên chúng sẽ làm việc tốt nhất khi các lá dưới cùng được xén bỏ, để lộ ra bầu đất.
<Nguồn: Sưu tầm>
5 loại cây mang lại tài lộc cho gia chủ
Ý nghĩa: Theo cha ông xưa thì “Lộc” ứng với tài lộc – “Vừng” ứng với nhỏ nhưng nhiều. Hoa màu đỏ tượng trưng cho hỷ sự - Chuyện vui trong nhà. Tóm lại, cây lộc vừng có ý nghĩa mang lại nhiều lộc, nhiều niềm vui trong gia đình.
Vị trí: Trồng cây ở sân trước, vị trí thoáng đãng cả 4 phía để tán cây phát triển đều.
2. Cây kim tiền:
Ý nghĩa: Được coi là loại cây "phú quý", có tác dụng chiêu tài nên kim tiền rất thích hợp làm quà tặng trong những dịp mừng lễ, tết, thăng chức, khai trương. Nếu cột lên cây vài sợi chỉ đỏ hoặc vài đồng tiền vàng (tượng trưng) thì sẽ trở thành cây phát tài, có ý nghĩa về mặt phong thủy và rất đẹp mắt.
Vị trí: Nên bày cây ở hướng Đông, Đông Bắc trong nhà ở, phòng hội họp, văn phòng, nhà hàng, khách sạn.
3. Cây phất dụ:
Ý nghĩa: Cây phất dụ còn được gọi là cây phát tài (do cách đọc của người Trung Quốc: phất dụ đồng âm với phát tài), trong phong thủy, đây là loài cây mang lại may mắn cho gia chủ.
Vị trí: Trồng cây phất dụ (phát tài) không nên trồng trong nhà vì lá cây này nếu dùng trong nhà nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, một chậu cây nhỏ thì không ảnh hưởng lắm.
Bạn nên trồng phất dụ ở phía Đông hoặc Đông Nam ngôi nhà – khu vực đại diện cho Mộc và là nơi có ánh sáng thích hợp cho cây.
4. Cây vạn niên thanh:
Ý nghĩa: Vạn niên thanh sống lâu năm mà vẫn xanh tốt, mùa đông lá không héo úa nên được coi là loài cây cát tường, sử dụng rộng rãi. Dùng vạn niên thanh trong ngày lễ tết là ngụ ý sung túc tốt đẹp, trong việc hôn nhân là cầu chúc như ý, trong lễ mùng thọ là để chúc sống lâu.
Vị trí: không nên trồng cây vạn niên thanh trong nhà, đặc biệt là phòng ngủ vì cây có chất độc, khi vô tình bị nhựa cây dính vào mắt, da sẽ gây bỏng rất, nhất là trẻ nhỏ.
5. Cây dương xỉ:
Ý nghĩa: Cây Dương Xỉ trồng trong nhà giúp thanh lọc không khí, giảm các khí độc và tạo không gian thoáng mát xung quanh nơi trồng. Mua trồng làm cảnh hay làm quà tặng đều mang ý nghĩa kết nối tình bạn.
Vị trí: Với căn phòng mới xây, diện tích khoảng 20m² có đồ gỗ, thảm hoặc mới sơn, trồng khoảng 2 chậu dương xỉ dưới ánh sáng trung bình sẽ mang lại bầu không khí trong lành. Dương xỉ cũng có thể được trồng ngoài trời như là một phần của cảnh quan sân vườn.
< Nguồn: Sưu tầm>
Cách chăm sóc cây Bonsai trong nhà
Nếu bạn là người chơi bonsai không chuyên, khi mua một cây bonsai về nhà trồng và thưởng ngoạn, bạn sẽ lúng túng chưa biết nên đặt cây ở vị trí nào, chăm sóc chúng ra sao cho phù hợp.
Dưới đây là một vài lời khuyên, bạn có thể tham khảo trước khi bắt đầu trồng và chăm sóc bonsai ở trong nhà.
1. Cây bonsai của bạn phải được đặt ở nơi có ánh sáng tốt. Nếu không có đủ tia UV (tia tử ngoại), cây sẽ chết. Ban ngày, cây cần được giữ ấm ở nhiệt độ tối thiểu là 60 độ F. Ở điều kiện nhiệt độ như vậy cây mới có thể tái tạo được năng lượng và phát triển bình thường. Bạn nên thường xuyên phun sương cho lá cây. Tuy nhiên, đừng bao giờ nghĩ tới chuyện đặt cây bonsai của bạn vào một cái đĩa đệm hoặc một cái chậu đầy nước, bởi điều này có thể làm thối rễ. Và tất nhiên vào buổi tối, bạn có thể hạ nhiệt độ cho cây bonsai, cũng như có thể đặt cây ngoài môi trường tự nhiên.
2. Bạn nên thay chậu cho cây khoảng hai năm một lần, và tốt nhất là thay vào mùa xuân. Khi sang chậu, bạn cần phải tỉa bớt rễ. Tùy thuộc vào kích cỡ của rễ, tỉa bớt từ 1/3 đến 2/3 tính từ đầu rễ. Có thể bạn sẽ muốn thay chậu cũ bằng một chiếc chậu mới tương tự như vậy để duy trì hiệu ứng cũ. Và phải nhớ làm hệ thống lỗ thoát nước cho cây. Nếu ướt quá rễ cây sẽ bị thối. Chậu trồng cây bonsai nông hơn những chậu trồng cây trong nhà thông thường khác. Bởi vậy, nếu bạn muốn bón phân cho cây, bạn cần phải pha loãng phân sao cho phù hợp, nếu không thứ chất lỏng đó sẽ làm phỏng rễ cây. Cây bonsai cần được bón phân khoảng 3 tuần một lần – nhưng không nên bón phân cho cây vào mùa đông.
3. Cây bonsai của bạn cần được cắt tỉa và uốn thường xuyên để giữ được dáng cây theo ý muốn. Bạn nên làm việc này vào mùa xuân – trước khi mùa cây cối bắt đầu phát triển, và sau đó làm thường xuyên trong suốt mùa xuân. Bạn cần biết loại cây mà bạn đang có trước khi cắt tỉa nó – chẳng hạn nếu bạn có một cây đa, bạn nên cắt tỉa lại toàn bộ lá cây.
4. Vì cây bonsai của bạn được đặt trong một cái chậu nông nên nó có thể rất nhạy cảm với sâu bọ và bệnh nông nghiệp. Việc tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho cây cũng tạo điều kiện cho các loại sâu hại như rệp vừng, sâu bướm, kiến và nhện đỏ phát triển. Bạn luôn phải chú ý tới các dấu hiệu bất thường của cây để phát hiện sâu, bệnh kịp thời. Khi có những dấu hiệu bất thường, nên dùng thuốc trừ sâu để xử lý. Bệnh thường gặp nhất ở các cây bonsai là bệnh nấm. Nếu bạn trông thấy một lớp bột trắng phủ đầy trên chồi và lá cây thì có nghĩa là cây của bạn đã bị bệnh nấm Mindiu. Bạn cần tham khảo những người có chuyên môn để chữa trị cho cây vì loại nấm này có tốc độ sinh trưởng rất nhanh.
5. Khi quan sát bonsai bạn để ý nhiều đến lá của cây. Nếu bạn thấy một đám gỉ màu cam hay màu nâu xuất hiện trên lá cây thì điều đó có lẽ là bạn đã bón quá nhiều kali. Nếu cây bonsai của bạn không có đủ chất sắt, lá cây sẽ chuyển sang màu vàng trong khi gân lá vẫn giữ nguyên màu xanh. Loại bệnh này thường xuất hiện ở những loại đất có chứa đá phấn hoặc đá vôi – loại đất sẽ “giam chặt” sắt. Trong trường hợp này, bạn hãy thay chậu cho cây và thay phân compost (phân trộn).
6. Bạn nên rửa sạch bonsai thường xuyên bằng một bàn chải nhỏ. Đừng để sót bất cứ một phần nào của cây trên đất sau khi bạn cắt tỉa xong – nó sẽ bị phân hủy và làm phát sinh các loại bệnh về nấm và rêu. Một số người nghĩ rằng rêu là vật trang trí cho cây và không muốn cạo sạch rêu. Trong trường hợp này thì tối thiểu nên giữ cho rêu không mọc trên thân và cành cây – dùng một cái bay đặc biệt, hoặc một cái bàn chải đánh răng bằng ni lông cứng để cạo sạch rêu trên những vùng đó. Dùng nhíp để nhổ sạch cỏ - nhớ rằng bất cứ một loại cỏ nào cũng có thể hút mất chất dinh dưỡng của cây.
Việc trồng và chăm sóc cây bonsai là một nghệ thuật. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ lưỡng và chi tiết hơn, hãy tìm đọc sách vở, tài liệu và tham khảo ý kiến của những người chơi có kinh nghiệm. Hi vọng những lời khuyên ở trên giúp bạn phần nào hình dung về công việc phải làm sau khi mua một cây bonsai về nhà trồng và thưởng ngoạn. Chúc bạn thành công.
< Nguồn: Sưu tầm>
Kỹ thuật trồng cây vào chậu
Cây cảnh trồng trên chậu mới có điều kiện để ta quan sát rõ được mọi đường nét của thân, cành, từ đó giúp ta có những phương án uốn kéo thân, giữ bỏ cành theo hướng tối ưu
- Mặt khác cây trồng dưới vườn sẽ non rất lâu, chỉ có trồng trên chậu thì cây mới già đi nhanh, vỏ cây sẽ đanh hơn, là nhỏ dần đi, tốc độ phát triển chậm lại, lâu bị “phá dáng”. Sau nữa, cây có ở trên chậu mới trở thành một sản phẩm nghệ thuật ngày một hoàn chỉnh, có thể đặt vào nơi cần trang trí mà ngắm hoặc đem đi trưng baỳ.
Trồng cây trên chậu có hai yêu cầu:
1- Kỹ thuật trồng cây, bao gồm những việc cần tuân thủ nhằm để cây sống được lâu dài, cho quá trình tạo tác và thưởng lãm.
2- Cây trồng như thế nào để thuận lợi cho việc tạo hình nghệ thuật theo ý tưởng của người trồng.
Kỹ thuật trồng cây
1. Chuẩn bị
Chuẩn bị sẵn đất trồng: đất, mùn, phân súc vật… phải được ủ kĩ vừa cho hoai mục, vừa diệt các mầm bệnh hại cây do nhiệt độ cao sinh ra trong quá trình ủ. Cần tránh tình trạng khi có cây rồi mới vội đi tìm chất trồng, rồi gặp thứ gì dùng thứ đó, nhất là đất nhiễm độc tố khiến cây có thể bị ngộ độc, yếu, chậm lớn hoặc chết. Đất trồng nhất thiết phải khô, ải, tức là có thời gian làm giàu chất õy cho đất. Không dùng ngay đất trên chậu đã trồng cây hàng năm vì đất đó không còn dinh dưỡng.
Chuẩn bị trồng cây: tùy theo kích cỡ, tùy theo giống cây, tùy theo dự định cách trồng: trực, xiêu, hoành, huyền mà chọn loại chậu và màu men của chậu cho phù hợp với cây. Không nên trồng tạm rồi sẽ tính sau, bởi bất đắc dĩ mới đánh cây ra, vì mỗi lần đánh cây ra trồng lại sẽ làm cây tổn thương và yếu đi rất nhiều, cây phải có thời gian lâu mới hồi phục. Cây còn cuộc nguyên ở trong bầu có thể để ở chỗ mát 2-3 ngày, đủ thời gian đi tìm chậu phù hợp. Cây đang ở dưới vườn chưa vội đánh lên khi chưa có chậu.
Thông thường mỗi bồn, chậu đều có lỗ thoát nước. Nếu chưa có lỗ thoát nước thì nhất thiểt phải khoan lỗ thoát rồi mới cho đất vào trồng cây.
Chuẩn bị màng lưới hoặc mảnh sành để đặt lên lỗ thoát nước: nếu là mảnh sành phải có độ cong mới không bịt mất lỗ thoát nước. Không nên dùng mảnh xốp để chắn lỗ thoát nước, vì khi đất xẹp xuống sẽ hạn chế hoặc làm tác lỗ thoát. Nếu thấy hiện tượng thoát nước chậm thì phải lật nghiêng chậu cây lên để kiểm tra, nếu thấy màng lưới hay mảnh sành chặn lỗ thoát nước không đứng yên thì phải đánh cây ra để điều chỉnh.
2. Trình tự trồng cây
- Đặt màng lưới hay mảnh sành trên lỗ thoát nước
- Rải lớp đất to khoảng 3x3cm, lớp này dày chừng 3cm
- Rải lớp đất nhỏ hơn khoảng 1x1cm
- Rải lớp đất nhỏ có mùn khoảng 1cm
Đó là trồng cây bằng đất, ngày nay với công nghiệp sinh vật cảnh, người ta chế sẵn các giá thể trồng cây, vừa đảm bảo chất dinh dưỡng, vừa tơi xốp, vừa dễ trồng và dễ thay đất, nên không cân trình tự cho đất vào chậu như trên.
Tùy theo bồn chậu vuông, tròn hay hình chữ nhật, ta xén xung quanh vầng đất bằng dao sắc theo hình của bồn chậu, vầng đất cần cách thành bồn chậu chừng 5cm so với mặt chậu.
Bỏ đất nhỏ, khô vào xung quanh chậu từng ít một. Bỏ đất đến đâu thì dùng que đầu tù thọc và ngoáy cho đất thụt xuống. Vừa ngoáy que vừa bỏ đất cho đến khi đất không xuống thêm nữa thì thôi. Chú ý: không lấy tay nhồi đất vì sẽ không chặt, trong lòng chậu sẽ có khoảng trống không có đất, rễ không phát triển qua khoảng trống đó, cây sẽ yếu.
Sau đó tưới nước từng ít một cho đến khi đẫm nước, để nước đã thoát ra ở đáy chậu khá nhiều là được.
Để cây vào nơi mát và thoáng gió, thời gian từ 7-10 ngày tùy theo thời tiết mùa hè hay mùa đông, sau đó mới đưa dần cây ra nắng.
<Nguồn: Sưu tầm >
Kỹ thuật nhân giống sung cảnh
1. Kỹ thuật nhân giống
Sung có thể nhân giống bằng hạt hoặc bằng cách chiết cành, dâm cành song trong thực tế nhân giống giống bằng hạt được chú ý hơn vì tạo ra cây con khỏe.
Nhân giống bằng gieo hạt cần chọn các quả đã chín đủ, thịt quả mềm để đãi lấy hạt. Chà sát để lớp vỏ hạt sạch nhớt sau đó đem gieo ngay. Trước khi gieo có thể ủ hạt ở nơi ấm để hạt dễ mọc. Đất gieo hạt cần nhỏ, mịn, sạch cỏ vì hạt nhỏ. Sau khi gieo tủ rơm rác mục thành cây con thì tưới nhẹ và ít tưới dần. Khi cây đạt chiều cao 15-20 cm có thể bứng đi trồng.
Nhân giống bằng các phương pháp vô tính có thể tiến hành bằng cách chiết cành, giâm cành và tách gốc song các cành này thường có hệ số nhân thấp, tỉ lệ sống không cao do đó ít được dùng.
2.Kỹ thuật nhân trồng và chăm sóc cho cây sung
Đối với sung, đất trồng cần chọn những đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, không nên trồng ở đất cát, sỏi hoặc những đất có khả năng giữ nước kém. Tốt nhất nên trồng sung ở đất có nước, trên hòn non bộ hoặc chậu có nước và ít đất.
Chọn cây con có chiều cao từ 15-20 cm để trồng. Trước khi đánh bứng cây con trồng nếu có lá non cần cắt bỏ những lá này. Lấp đất đến cổ rễ của cây, tưới giữ ẩm 1-2 lần trong 1 tuần cho cây.
Sung không đòi hỏi chăm sóc đặc biệt, song để cây phân nhiều cành, lá nhỏ và cành không vươn dài cần chú ý bón lân và cắt tỉa cành, lá cho cây. Nước là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng vì vậy có thể điều tiết lượng tưới và số lần tưới nước để khống chế sinh trưởng của cây.
Để cho cây mau to ngoài cắt tỉa cành lá người ta còn chú ý băm bỏ gốc và thân cây vào tháng 9-10 hàng năm.
Cây không có yêu cầu đặc biệt về phân bón, trong 1 năm tưới thúc cho cây 1-2 lần vào đầu hoặc cuối mùa mưa.
<Nguôn: rauhoaqua>
Kỹ thuật ép lá sung, đa nhỏ lại
Đây là hai loại cây có bộ gốc, rễ, thân cành rất đẹp. Song bộ lá của chúng lại quá to. Vì vậy phải có cách làm lá nhỏ lại khi trồng trong chậu. Đối với cây đa có sức sống và chịu hạn tốt. Để cho lá cứng, già đều, hãy lấy kéo cắt bỏ toàn bộ lá trên cây, còn phần cuống để lại.
Sau vài ngày cuống lá sẽ rụng gần hết. Phải tạm dừng tưới nước cho cây. Chỉ một vài tuần sau, lá mầm ở các mắt lá sẽ nhú ra. Nếu trời mưa phải bê chậu cây vào nhà hoặc che đậy để nước mưa không vào bồn. Khi lá non xoà ra gặp môi trường khô khan, thiếu nước sẽ nhỏ đanh lại, to nhất cũng chỉ bằng lá si. Chờ toàn bộ lá trên cây già, có màu xanh thẫm, bắt đầu chăm bón, tưới nước bình thường, giữ cho bộ lá xanh quanh năm.
Đối với cây sung: Cũng bắt đầu bằng việc cắt bỏ lá như cây đa. Nhưng do sung không chịu hạn nên ta vẫn phải tưới nước. Khi mầm lá nảy ra, được 2-3 lá, dùng tay bấm bỏ ngọn làm cho mầm lá chùn lại, không phát triển. Lá sẽ già đanh nhỏ lại chỉ bằng ngón tay cái. Tiếp tục theo dõi khi thấy mầm ở các mắt lá cứ nhú ra độ 1-2 lá, lại tiếp tục bấm bỏ ngọn một vài lần như thế, những ngọn ra lần sau sẽ nhỏ lại, chờ cho lá già thẫm lại, tiếp tục chăm bón bình thường.
< Nguồn: Nông thôn ngày nay>
Một số cây cảnh đáng giá triệu đô tại Việt Nam
Có giá bán tương đương hoặc gấp vài lần siêu xe Rolls Royce, nhiều người đã sưu tầm, chăm sóc những cây cảnh có tuổi đời hàng trăm năm, với những thế độc nhất vô nhị.
1. Mâm xôi con gà
“Mâm xôi con gà” là cây sanh cổ thụ hơn 150 năm tuổi, có xuất xứ từ thôn Ngô Sài, xã Sài Sơn, Quốc Oai, thuộc Hà Tây cũ của dòng họ Phạm. Năm 1996, họa sĩ Đặng Xuân Cường (Cường họa sĩ), một nghệ nhân nổi tiếng ở đất Hà thành đã phát hiện, tìm mua và trực tiếp tạo dáng cho cây này. Qua nhiều tay của các đại gia chơi cây, hiện “Mâm xôi con gà” thuộc sở hữu của ông Nguyễn Nam Thành (Thành “vàng”) Việt Trì, Phú Thọ.
Tháng 4.2012, siêu cây triệu đô của đại gia đất Việt Trì đã được lên trang bìa của tạp chí về nghệ thuật chơi cây cảnh, bonsai - BCI của Mỹ. Trong một triển lãm sinh vật cảnh, Mâm xôi con gà được định giá 6 triệu USD tương đương với 120 tỷ đồng.
2. Chiến thắng Bạch Đằng
Những cây tùng trong bộ tác phẩm "Chiến thắng Bạch Đằng" của doanh nghiệp Gia Phạm (Hải Phòng) trồng trên thân cây gỗ sáo đen được định giá hơn 70 tỷ đồng bởi sự mới lạ và sáng tạo.
3. Ông bụt
"Ông bụt” là cây tùng có tuổi đời hơn 500 năm, thuộc sở hữu của Phạm Văn Toàn (Toàn đôla) ở Việt Trì, Phú Thọ. Cây còn được gọi là “đại cổ tùng”, liệt vào hàng có một không hai trong làng sinh vật cảnh Việt Nam. Cây được định giá 1,2 triệu USD (25 tỷ đồng)
"Ông bụt” là cây tùng có tuổi đời hơn 500 năm, thuộc sở hữu của Phạm Văn Toàn (Toàn đôla) ở Việt Trì, Phú Thọ. Cây còn được gọi là “đại cổ tùng”, liệt vào hàng có một không hai trong làng sinh vật cảnh Việt Nam. Cây được định giá 1,2 triệu USD (25 tỷ đồng)
4. Trực quân tử
Cây sanh đại thụ thế Trực quân tử của anh Phạm Hải Anh thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Đây là cây trải qua hơn 4 đời và được định giá khoảng 25 tỷ đồng. Theo chủ nhân của cây sanh đại thụ này, 25 tỷ là giá mà khách mua cây từng trả cho gia đình anh. Tuy nhiên, anh chưa hề có ý định bán nó.
Cây sanh đại thụ thế Trực quân tử của anh Phạm Hải Anh thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Đây là cây trải qua hơn 4 đời và được định giá khoảng 25 tỷ đồng. Theo chủ nhân của cây sanh đại thụ này, 25 tỷ là giá mà khách mua cây từng trả cho gia đình anh. Tuy nhiên, anh chưa hề có ý định bán nó.
5. Dáng làng
“Dáng làng” là cây sanh có tuổi đời 200 năm, cây thuộc sở hữu của đại gia Toàn đôla. Cây sanh này được anh mua trong Huế với giá 3 tỷ đồng từ mấy năm trước. Đến nay, đã có người trả giá 22 tỷ đồng nhưng anh chưa bán.
“Dáng làng” là cây sanh có tuổi đời 200 năm, cây thuộc sở hữu của đại gia Toàn đôla. Cây sanh này được anh mua trong Huế với giá 3 tỷ đồng từ mấy năm trước. Đến nay, đã có người trả giá 22 tỷ đồng nhưng anh chưa bán.
6. Quần long phượng vũ
Cây Sanh “Quần Long Phượng Vũ” của công ty xây dựng Cường Thịnh Thi (Ninh Bình) có tuổi thọ trên 100 năm, được cho là “độc nhất vô nhị” có giá là 1 triệu USD (20 tỷ đồng).
Cây Sanh “Quần Long Phượng Vũ” của công ty xây dựng Cường Thịnh Thi (Ninh Bình) có tuổi thọ trên 100 năm, được cho là “độc nhất vô nhị” có giá là 1 triệu USD (20 tỷ đồng).
7. Tam đa
Cây sanh Tam đa của ông Nguyễn Công Khanh ở thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Là cây sanh có gốc cổ thụ được định giá hơn 20 tỷ đồng.
8. Dáng Thăng Long
Là cây sanh của ông Hoàng Quân (Thái Bình) đã có người ở trong Sài Gòn trả tới 60 tỷ đồng nhưng ông Quân không bán.
Cây sanh Tam đa của ông Nguyễn Công Khanh ở thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Là cây sanh có gốc cổ thụ được định giá hơn 20 tỷ đồng.
8. Dáng Thăng Long
Là cây sanh của ông Hoàng Quân (Thái Bình) đã có người ở trong Sài Gòn trả tới 60 tỷ đồng nhưng ông Quân không bán.
9. Đại thụ vân tùng
Cây Sanh “Đại thụ vân tùng” của nghệ nhân Lê Xuân Kỳ - Ủy viên ban chấp hành CLB sinh vật cảnh Việt Nam được định giá 10 tỷ đồng.
10. Phu thê
Cây sanh có dáng Phu thê này thuộc sở hữu của ông Nguyễn Gia Hiền (Triều Khúc, Hà Nội). Tính đến giai đoạn hiện tại, cây sanh đã có tuổi đời hơn 100 năm.
Trong Festival cây cảnh nghệ thuật tổ chức ở TP.Hồ Chí Minh năm 2006, đây là cây cảnh duy nhất đạt giải Vàng. Và cũng trong Festival, một đại gia khét tiếng ở Sài Thành dám bỏ ra 400.000 USD (gần 6 tỷ Việt Nam đồng) để mua cây sanh này nhưng ông không bán.
Ngoài ra, còn rất nhiều những siêu cây khác như Lão Mai được định giá 19 tỷ đồng, cây sanh Dáng Long của hội sinh vật cảnh Hải Dương giá 7 tỷ, Tác phẩm "Long cuốn Thủy" của hội sinh vật cảnh Bắc Ninh có giá khoảng 1,4 tỷ hay cây đa búp đỏ của ông Châu ở làng Triều Khúc, Hà Nội…
Cây sanh có dáng Phu thê này thuộc sở hữu của ông Nguyễn Gia Hiền (Triều Khúc, Hà Nội). Tính đến giai đoạn hiện tại, cây sanh đã có tuổi đời hơn 100 năm.
Trong Festival cây cảnh nghệ thuật tổ chức ở TP.Hồ Chí Minh năm 2006, đây là cây cảnh duy nhất đạt giải Vàng. Và cũng trong Festival, một đại gia khét tiếng ở Sài Thành dám bỏ ra 400.000 USD (gần 6 tỷ Việt Nam đồng) để mua cây sanh này nhưng ông không bán.
Ngoài ra, còn rất nhiều những siêu cây khác như Lão Mai được định giá 19 tỷ đồng, cây sanh Dáng Long của hội sinh vật cảnh Hải Dương giá 7 tỷ, Tác phẩm "Long cuốn Thủy" của hội sinh vật cảnh Bắc Ninh có giá khoảng 1,4 tỷ hay cây đa búp đỏ của ông Châu ở làng Triều Khúc, Hà Nội…
Một số chuyện vui về cây
HOA XƯƠNG RỒNG
Trong 1 cuộc thảo luận gồm 4 nước: Vn, Nhật, Bungari và Hà Lan:
Nước Nhật khoe:
- Nước tui có hoa anh đào là đẹp nhất!!
Việt Nam tiếp:
- Đáng để lót đít ngồi.
Bungari , Hà Lan:
- Đúng, đúng…
Đến Bungari khoe:
- Nước tôi có hoa hồng đẹp nhất!
Việt Nam:
- Đáng để lót đít ngồi.
Nhật, Hà Lan:
- Đúng, đúng… Hà Lan vội khoe về nước mình:
- Còn nước tui có hoa Tulip là đẹp nhất!!
Việt Nam lại nói :
- Đáng để lót đít ngồi.
Nhật, Bungari:
- Đúng, đúng…
Cả ba nước nỗi giận quay sang Việt Nam và hỏi:
- Thế Việt Nam có gì mà nói? Việt Nam thản nhiên đáp:
- Có hoa xương rồng …
============================
KHÉO CHỐNG CHẾ
Một người đàn ông bước vào siêu thị khăng khăng đòi mua ngọn của cây rau diếp. Chú bé bán hàng nói rằng phải đi hỏi ý kiến của viên quản lý.
Chú ta bước vào phòng phía sau và nói:
- Có một thằng ngu ngoài kia đòi mua một nửa cây rau diếp…
Vừa mới nói tới đó, chú chợt phát hiện ra người đàn ông đã đi theo và đang đứng ngay phía sau lưng, nên nói tiếp luôn:
- Và quý ông đây muốn mua nửa còn lại.
Viên quản lý đồng ý bán và người đàn ông đi khỏi. Sau đó, viên quản lý gọi chú bé lại và nói:
- Nhanh trí đấy! Mày làm tao có ấn tượng tốt, thế mày từ đâu đến đây?
- Từ Canada, thưa ngài!
- Tại sao mày lại rời bỏ Canada?
- Ở đó chỉ toàn là bọn du thủ du thực và dân chơi hockey thôi ạ!
- Vậy à? Vợ của tao cũng là người Canada đó.
- Ông không đùa đấy chứ? Vậy bà nhà chơi cho đội hockey nào ạ?